Mùa lũ về là lúc nông nhàn, lại có nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào nên rất thuận lợi cho việc nuôi cá. Đối tượng được ưa thích của bà con hiện nay là con cá rô đồng, một loài cá bản địa, có đặc tính sinh sản mạnh, dễ nuôi và có chất lượng thịt rất ngon. Những năm trước, người chăn nuôi thường gặp thất bại khi không chủ động về vấn đề con giống. Thường thì con giống được đánh bắt ngoài tự nhiên nên kích cỡ không đều, lại bị trầy xước… nên dễ gây bệnh và chậm lớn, năng suất rất thấp.
Vài năm nay, với sự giúp sức về kỹ thuật của ngành thuỷ sản, nhiều bà con đã tự cho cá rô đồng đẻ được, từ đó chủ động trong khâu tuyển lựa giống, một trong những khâu quan trọng nhất quyết định đến năng suất cá nuôi.
Vài năm nay, với sự giúp sức về kỹ thuật của ngành thuỷ sản, nhiều bà con đã tự cho cá rô đồng đẻ được, từ đó chủ động trong khâu tuyển lựa giống, một trong những khâu quan trọng nhất quyết định đến năng suất cá nuôi.
Cá rô đồng là loài cá bản địa, có chất lượng thịt rất ngon. |
Cá rô đồng, một giống cá năng suất cao
Năm 2006, được sự giúp đỡ của Trung tâm Thuỷ sản Long An, anh Nguyễn Văn Dũng ở xã Vĩnh Đại, huyện Vĩnh Hưng, đã được chuyển giao toàn bộ “qui trình” nhân giống và nuôi cá rô đồng trong ao. Anh đã thử nghiệm trên diện tích 1.800 mét vuông ao. Chỉ hơn 4 tháng nuôi, anh thu hoạch được 12 tấn cá thịt, trọng lượng trung bình 4 - 5 con/kg, với giá bán 25.200 đồng/kg, sau khi trừ chi phí anh Dũng lãi 170 triệu đồng.
Đánh giá về mô hình nuôi cá rô của anh Dũng, kỹ sư Võ Thành Hổ, trưởng trạm thuỷ sản Đồng Tháp Mười cho biết: “Đây có thể xem là năng suất cao nhất trong vùng. Từ mô hình của anh Dũng cho thấy, nếu chủ động được giống, nguồn vốn cho thức ăn, cộng với một ít kinh nghiệm thì rất nhiều hộ dân ở Đồng Tháp Mười có cơ hội thoát nghèo”.
Anh Dũng cho biết: “Nuôi cá rô đồng dễ lắm. Giống thì ương được rồi, cá rô thì phù hợp với vùng này lắm, giờ chỉ còn vốn. Mà cá này ngộ lắm, đến lúc cuối khi cá phát triển mà không có tiền cho ăn thì lỗ chắc, vì cá sẽ bị “chai” rồi không lớn luôn. Bởi vậy mà nếu được giúp đỡ, người dân đủ vốn cho thức ăn trong giai đoạn quyết định này là coi như ăn chắc”. Từ thành công ở vụ cá đầu tiên, anh Dũng đang mở rộng diện tích ra 2 hecta, hiện cá đã được hơn 1 tháng tuổi. Không những thế, từ mô hình của anh Nguyễn Văn Dũng, chỉ riêng xã Vĩnh Đại đã có trên 70 hộ dân cũng đang phát triển nghề nuôi cá rô đồng.
Phòng bệnh cho cá rô
Mặc dù là loài cá giỏi sống trong môi trường khắc nghiệt, song con cá rô khi nuôi với mật độ cao trong ao thì cũng hay phát sinh một số bệnh như: Xuất huyết, bệnh đường ruột, bệnh tuột nhớt, và một vài bệnh khác… Các bệnh này chủ yếu do môi trường nước xấu mang lại.
Chính vì vậy, trong quá trình nuôi, cần chú ý giữ cho nước trong ao thật tốt để phòng bệnh cho cá, nhất là ở giai đoạn giữa vụ trở đi, vì lúc này số lượng chất thải từ cá và các lớp tảo chết tích tụ dưới đáy ao rất nhiều. Biểu hiện dễ thấy nhất là khi độ PH tăng trên 7.0 (PH tốt nhất cho cá rô đồng là từ 6.5 - 7.0). Vì vậy trong suốt quá trình nuôi, cần chú ý sử dụng các chất xử lý nền đáy như ziolite hoặc các loại men vi sinh…
Canh giá
Theo kinh nghiệm của bà con vùng này, không chỉ cá rô mà các loại cá khác cũng vậy, cần sắp xếp mùa vụ làm sao để tránh xuất ao vào các tháng 8, 9, 10 âm lịch, vì đây là lúc “đụng” cá tự nhiên, nên cá bán không được giá.
Tốt nhất là nuôi cá trong chính thời gian này, vừa có nguồn nước tốt, vừa có nguồn thức ăn tự nhiên để bước sang tháng 11 âm lịch khi đã hết cá tự nhiên, cũng là lúc cá trong ao vừa đúng lứa, xuất ao lúc này là tốt nhất, cá mập mạp mà thị trường lại hút.
Dứt khoát phải tự nhân giống
Tự nhân cá rô giống. |
Anh Nguyễn Văn Quốc là người có kinh nghiệm trên năm năm trong nghề cho cá đẻ và nuôi cá rô đồng. Năm 2006, với diện tích 3.500 mét vuông ao, sau gần năm tháng nuôi, anh thu hoạch được 14 tấn cá thịt. Hiện tại cá trong ao của anh Quốc đã được gần 3 tháng tuổi, với trọng lượng trung bình đạt gần 50 gam/con.
Đối với anh, yếu tố quyết định cho thành công của một vụ cá vẫn là vấn đề con giống.
Anh cho biết: “Cho cá đẻ được là tụi tui đã thắng lợi đến bốn, năm mươi phần trăm rồi. Theo tui thì dứt khoát phải sử dụng con giống tự tạo thì mới được, vì giống mua trôi nổi rất dễ lầm với giống “dạt”, hay giống người ta lưới ngoài đồng về thì nuôi không đạt. Mấy năm trước đây nuôi cá thất bại cũng do lấy giống từ nguồn này”. Theo kinh nghiệm, sau mỗi vụ thu hoạch cá, bà con tuyển lại một số cá cái đẹp, đều cỡ, khoẻ mạnh nuôi vỗ vài tháng nữa rồi cho đẻ. Với việc cho cá rô đẻ, có thể nói, hiện bà con đã chủ động được vấn đề kỹ thuật nuôi để có một vụ cá tốt. Việc còn lại hiện nay bà con vùng Đồng Tháp Mười đang gặp phải là vốn.
Cần một sự trợ sức
Anh cho biết: “Cho cá đẻ được là tụi tui đã thắng lợi đến bốn, năm mươi phần trăm rồi. Theo tui thì dứt khoát phải sử dụng con giống tự tạo thì mới được, vì giống mua trôi nổi rất dễ lầm với giống “dạt”, hay giống người ta lưới ngoài đồng về thì nuôi không đạt. Mấy năm trước đây nuôi cá thất bại cũng do lấy giống từ nguồn này”. Theo kinh nghiệm, sau mỗi vụ thu hoạch cá, bà con tuyển lại một số cá cái đẹp, đều cỡ, khoẻ mạnh nuôi vỗ vài tháng nữa rồi cho đẻ. Với việc cho cá rô đẻ, có thể nói, hiện bà con đã chủ động được vấn đề kỹ thuật nuôi để có một vụ cá tốt. Việc còn lại hiện nay bà con vùng Đồng Tháp Mười đang gặp phải là vốn.
Cần một sự trợ sức
Ao cá của anh Nguyễn Văn Quốc. |
Theo kỹ sư Võ Thành Hổ, trưởng trạm thuỷ sản Đồng Tháp Mười thì: “Con cá rô khi đến tuổi bán thì không thể trì hoãn được. Nếu kéo dài thì cá sẽ ôm trứng rồi không phát triển nữa, hoặc cá giảm ăn và ốm đi… thường là “lái” hay chê rồi ép giá”
Với việc thành công trong nghề nuôi cá rô, xem như bà con Đồng Tháp Mười đã tạo được cái “nền” rất tốt cho phong trào xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Vấn đề còn lại để phong trào này mang lại hiệu quả cao nhất và ngày càng nhân rộng chỉ là Nhà nước có chính sách tiếp sức cho người dân ở những thời điểm quyết định mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét