1. Chuẩn bị ao nuôi : Ao nuôi lóc bông có diện tích từ 500m2 trở lên, độ sâu từ 2,5-3m. Bờ ao phải cao và chắc chắn, không bị lỗ rò. Cống thoát nước nằm sát đáy ao và có khẩu độ lớn để nước thoát dễ dàng. Trước khi thả cá nuôi, ao được tát cạn, vét bớt bùn đáy, tu sửa chỗ sạt lở, lấp hết hang hố quanh ao. Rải vôi đáy ao từ 10-15kg/100m2, phơi nắng 2-3 ngày rồi cấp nước vào ao. Nguồn nước cấp cho ao phải chủ động, cấp thoát dễ dàng, nước không bị nhiễm phèn và mặn (pH phải từ 6 trở lên, độ mặn dưới 5o/oo). 2. Mùa vụ nuôi, cá giống và mật độ thả : Ở các tỉnh Nam bộ có thể thả nuôi quanh năm. Các tỉnh có khí hậu lạnh như miền bắc nên nuôi một vụ, thả cá nuôi vào tháng 3-4 và thu hoạch cá vào trưcớ mùa đông. Cá giống thả nuôi có kích cỡ đồng đều, trọng lượng thân từ 15-20g/con. Cá phải khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, màu sắc sáng, cơ thể cân đối, nhiều nhớt. Trước khi thả xuống ao nuôi, cá giống được tắm nước muối nồng độ 2,5-3%. Nên thả cá vào lúc trời mát, buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Mật độ thả nuôi tại Hà Tây : 2-4 con/m2. Có thể tăng mật độ nuôi lên nếu các điều kiện như : nguồn nước, nguồn vốn, trình độ kỹ thuật… đảm bảo. 3. Thức ăn, quản lý và chăm sóc cá nuôi : 3.1. Thức ăn cho cá nuôi : + Thức ăn chủ yếu là là tạp biển, cá vụn, tép, cua, ốc và phụ phẩm lò mổ gia súc, gia cầm. Giai đoạn cá còn nhỏ trong 2 tháng đầu, thức ăn cần được xay nát hoặc băm nhỏ. Khi cá lớn thì chỉ cần băm nhỏ hoặc cắt khúc những lợi thức ăn có kích cỡ quá lớn hoặc dài. Khẩu phần ăn từ 3-5% trọng lượng thân (khi cá đạt cỡ >100g/con). Cá càng lớn thì khẩu phần ăn càng giảm dần. Có thể chế biến thức ăn từ các nguyên liệu như trên xay nhỏ và trộn với cám hoặc tấm nấu chín rồi rải trên sàn cho cá ăn, trong đó cá tạp chiếm 50% trở lên. Nói chung hàm lượng đạm trong thức ăn phải đảm bảo từ 25-35% trở lên thì mới đạt được theo nhu cầu dinh dưỡng của cá. Giai đoạn đầu cho đến 2 tháng tuổi, hàm lượng đạm trong thức ăn đảm bảo 35%, sau đó giảm dần xuống còn 28%, ở các tháng cuối còn 25%. Khẩu phần ăn với thức ăn chế biến từ 5-7% trọng lượng thân. Sàng ăn của cá có kích thước dài từ 3-4m, rộng 0,5m và đặt gần bờ, ngập sâu trong nước khoảng10cm. Khi cá ăn cá trườn lên sàn để dành thức ăn. Sau khi cá ăn và trước bữa ăn mới, nên rửa sạch sàng ăn. Hệ số tiêu tốn thức ăn tuỳ thuộc vào chủng loại và chất lượng thức ăn. Với thức ăn là cá biển (cá tạp), hệ số thức ăn trung bình từ 3,5 - 4 (tức là cứ cho cá ăn 3,5-4kg cá tạp thì tăng trọng được 1kg cá lóc bông). Thức ăn chế biến cho hệ số thức ăn từ 3,2 - 4. 3.2. Chăm sóc cá nuôi : Hàng ngày theo dõi chặt chẽ mức độ ăn của cá để điều chỉnh kịp thời và hợp lý số lượng thức ăn. Hàng tháng kiểm tra cân đo trọng lượng cá để theo dõi mức tăng trưởng của cá. Nước trong ao được thay mỗi tháng 1-2 lần, mỗi lần thay từ 30-40% tổng lượng nước trong ao. Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá và kịp thời phát hiện những dấu hiệu khác lạ như cá bỏ ăn, bơi không bình thường, nhiễm bệnh… để có biện pháp chữa trị kịp thời. 4. Phòng và trị bệnh cho cá lóc bông : 4.1. Bệnh do nhiễm khuẩn : Cá bị bệnh thì da sậm lại và vết này lan ra vùng bụng và các phần khác trên cơ thể, vẩy dễ rơi rụng, mắt phù và mờ đục, xoang bụng chứa dịch, nội tạng hoại tử. Tỷ lệ chết rất cao khi cá bị sốc và thiếu dinh dưỡng. * Phòng trị bệnh : - Không nuôi mật độ quá cao, tránh làm cho cá bị sây sát khi kéo lưới hoặc đánh bắt kiểm tra, giữ cho môi trường nuôi không bị nhiễm bẩn do thức ăn dư thừa và từ các nguồn nước thải công nghiệp… - Dùng thuốc tím (KMnO4) tắm cá, liều dùng 10g/m3 nước cho cá nuôi, xử lý lặp lại sau 3 ngày. định kỳ tắm cho cá 2 tuần/lần. - Hoặc dùng một trong các loại kháng sinh trộn vào thức ăn liều lượng như sau: + Streptomycin : 50-70mg/kg thể trọng cá nuôi, liên tục + Kanamycin : 50mg/kg thể trọng cá, liên tục trong 7 ngày - Tăng cường thêm Vitamin C trộn vào thức ăn, liều lượng 20mg/kg thức ăn trong thời gian dùng thuốc trị bệnh. Cải thiện chất lượng nước, thay nước mới sạch, đảm bảo hàm lượng Oxy hoà tan trên 4mg/l. 4.2. Bệnh đóm đỏ : Cá bị bệnh là xuất huyết trên da, bụng, xung quanh miệng, nắp mang có thể chảy máu, một vài chỗ trên thân, có thể bị tuột nhớt. * Phòng trị bệnh : Dùng thuốc tím KMnO4 3-5g/m3 nước để tắm cho cá bè. Dùng kháng sinh để điều trị như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết. 4.3. Bệnh trùng mỏ neo : Trùng ký sinh và hút chất dinh dưỡng của cá làm viêm loét da, mang, vây, gây ra các vết thương tạo điều kiện cho các tác nhân khác gây bệnh như : nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn… xâm nhập. * Phòng trị bệnh : - Luôn giữ vệ sinh ao, bè cẩn thận, sạch sẽ trong quá trình nuôi - Chọn giống kỹ và không có trùng mỏ neo đeo bám - Trước khi thả phải tắm nước muối 3% cho cá trong 10 phút - Khi phát hiện cá nhiễm bệnh, dùng thuốc tím 10-25g/m3 tắm trong một giờ. Có thể dùng lá xoan ngâm dưới nước liều lượng 0,3-0,5kg/m3. 4.4. Bệnh rận cá : Chúng ký sinh bám trên da cá, hút máu cá đồng thời phá huỷ da cá, làm viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm ký sinh trùng khác xâm nhập và gây bệnh cho cá nuôi. * Phòng trị bệnh : Khi cá nhiễm bệnh, dùng thuốc tím (KMnO4) với nồng độ 10g/m3 tắm hoặc ngâm trong 1 giờ. Kĩ sư : Hoàng Tiến Minh |
Bạn cần mua bán thú cưng, vật nuôi với giá tốt nhất? Chợ Tốt giúp đăng tin mua bán thú cưng mèo xinh, chó cưng, vật nuôi gà, hamster, cá cảnh...nhanh nhất.
Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012
Qui Trình KT Nuôi Thương Phẩm Cá Lóc Bông Trong Ao
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét